Nước tiểu có mùi lạ ở nữ giới là do đâu?

Lượt xem: 618

Thận có vai trò lọc máu, loại bỏ các chất độc và các chất thải trong máu vào nước tiểu. Vì vậy, nước tiểu thường bao gồm các chất cặn bã, các độc tố và các hợp chất như ure, creatinin, muối, axit uric. Nếu bạn uống nhiều nước, nồng độ các chất thải trong nước tiểu sẽ thấp hơn, từ đó mùi của nước tiểu sẽ giảm hơn so với khi bạn uống ít nước. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm thay đổi mùi của nước tiểu và khiến nước tiểu của chị em có mùi lạ như: Tác dụng phụ của thuốc, thức ăn và đồ uống, một số bệnh lý...

 NHẤN VÀO KHUNG CHAT BÊN DƯỚI để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn nhanh chóng.

Hình tư vấn bệnh online

Nước tiểu có mùi lạ ở nữ giới là do đâu?

Nước tiểu có mùi lạ ở nữ giới là do đâu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình (495 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM) thì những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nước tiểu có mùi lạ ở nữ giới có thể kể đến như:

 Uống nhiều cà phê

Cà phê có tác dụng lợi tiểu nhẹ, có nghĩa là nó khiến cơ thể bạn giải phóng nước và góp phần vào mùi nước tiểu như amoniac. Ngoài ra, các chất chuyển hóa (còn gọi là sản phẩm phụ) được tạo ra khi cơ thể phân hủy cà phê cũng ảnh hưởng đến mùi nước tiểu.

 Do ăn một số loại thực phẩm

Sau khi ăn với hàm lượng lớn các thực phẩm như là tỏi, hành và măng tây,.....thì khả năng cao nước tiểu có mùi hôi. Điều này được giải thích là do cơ thể của những người này thiếu một loại enzyme có tác dụng phá vỡ các hợp chất trong măng tây.

 Phụ nữ có thai

Nước tiểu có mùi hôi ở nữ giới thường gặp trong quá trình mang thai, khi cơ thể phụ nữ tăng tiết hormon hCG. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Phụ nữ mang thai cũng nên chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước, cũng là nguyên nhân gây khiến nước tiểu có mùi.

 Tác dụng phụ của thuốc 

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường, có khả năng làm thay đổi độ pH trong nước tiểu và ảnh hưởng đến các chất chuyển hóa, trực tiếp gây ra mùi hôi trong nước tiểu.

 Mất nước

Lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ là nguyên nhân làm cho nước tiểu có mùi hôi tanh hơn so với bình thường. Khi bạn bị mất nước, nước tiểu thải ra cũng ít hơn, làm tăng nồng độ các chất thải, khiến cho nước tiểu có mùi như mùi của lưu huỳnh hoặc amoniac.

 Viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo làm cho nước tiểu có mùi hôi ở nữ, nguyên nhân do vi khuẩn gây ra và thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng âm đạo. Bệnh lý này làm cho dịch tiết âm đạo có mùi tanh, vì vậy nước tiểu của người bệnh có mùi hôi là do dịch âm đạo tiết ra khi đi tiểu.

 Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men, xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm trong âm đạo và âm hộ, sẽ ảnh hưởng đến hầu hết phụ nữ tại một số thời điểm trong cuộc đời họ và là nguyên nhân gián tiếp gây ra mùi nước tiểu khó chịu. Bởi vì những vi khuẩn liên quan đến nhiễm trùng này tiếp xúc với nước tiểu và phản ứng hóa học giữa hai bên tạo ra mùi hôi. 

  Bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có lượng glucose máu tăng cao vượt mức thông thường, một lượng glucose sẽ bị đào thải vào nước tiểu làm nước tiểu có mùi ngọt hoặc mùi trái cây. Trong một số trường hợp, mùi nước tiểu ngọt cũng gợi ý nguyên nhân ban đầu về bệnh tiểu đường, vì vậy người bệnh nên đi khám để được xét nghiệm chính xác.

 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường tiết niệu có thể khiến cho nước tiểu có mùi khó chịu. Nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở bàng quang, thận, niệu đạo hoặc niệu quản. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau khi đi tiểu. Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu thường có nước tiểu sẫm màu, đục hoặc có máu...

 Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây đi tiểu đau và tiết dịch có mùi. Đến khi để phát mùi hôi thì cũng là lúc bệnh tình trở nên nặng hơn nhiều. Do đó, phụ nữ nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có mùi hôi trong nước tiểu thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 NHẤN VÀO KHUNG CHAT BÊN DƯỚI để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn nhanh chóng.

Nữ giới cần làm gì khi nước tiểu có mùi lạ?

Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình - Địa chỉ chữa tình trạng nước tiểu có mùi lạ ở nữ hiệu quả

Nước tiểu có mùi lạ đó có thể là dấu hiệu mắc bệnh lý hoặc bị viêm nhiễm. Do đó, nữ giới cần phải đi khám ở các cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này. Bên cạnh đó, chị em cũng cần phải áp dụng một số biện pháp như:

 Chị em tuyệt đối không được nhịn tiểu và mỗi lần đi tiểu luôn đi hết nước để tránh gây nên tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiễm.

 Khi đi vệ sinh nặng, nữ giới nên chú ý lau từ trước ra sau để tránh làm vi khuẩn lây lan từ khu vực hậu môn sang tiết niệu.

 Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tránh để tình trạng lượng nước dung nạp quá ít sẽ không thể đủ sản xuất nước tiểu. Ngoài ra, bạn cần phải chú ý quan sát xem nước tiểu có trong và có mùi hay màu gì khác thường không? Nếu nước tiểu có mùi khai nhẹ và vàng nhạt thì chứng tỏ cơ thể bạn đã được nạp đủ lượng nước cần thiết.

 Không nên dùng chất tẩy quá mạnh để vệ sinh xung quanh vùng hậu môn. Bởi nó có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và khiến tiết niệu bị kích ứng, ảnh hưởng. Từ đó gây nên rất nhiều bệnh lý khác nhau và khiến cho nước tiểu có mùi.

 Ngoài ra, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm bổ sung.

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hay muốn đặt lịch khám xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng  02835359721 hoặc đơn giản hơn là click vào bảng tư vấn ngay bên dưới, các bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho bạn.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng - đơn giản - thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại: 028.3535.9721

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa của chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp miễn phí và cho lời khuyên tốt nhất.

Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám trước, bạn vui lòng bấm vào ô tư vấn dưới đây

Hình tư vấn bệnh online

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.