Thai lưu là gì?

Lượt xem: 1653

phòng khám đa khoa tân bình
phòng khám đa khoa tân bình

Thai lưu là tình trạng thai nhi chết trong bụng mẹ trước khi được sinh ra. Thông thường, thai chết lưu sẽ tồn tại trong buồng tử cung 48 giờ, sau đó mới xổ ra ngoài. Thai chết lưu dễ nhầm với sảy thai do đều là tình trạng thai chết trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chúng có cách phân biệt dựa vào độ tuổi của thai. Nếu thai chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì gọi là thai chết lưu. Còn thai chết trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì gọi là sảy thai.

 NHẤN VÀO KHUNG CHAT BÊN DƯỚI để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn nhanh chóng.

Hình tư vấn bệnh online

Thai lưu là gì?

Thai lưu hay thai chết lưu là tình trạng thai nhi ngừng phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trước thời điểm mẹ chuyển dạ. Thai chết lưu được phân loại theo số tuần mang thai:

 Từ 20 – 27 tuần: thai chết lưu sớm

 Từ 28 – 36 tuần: thai chết lưu muộn

 Sau 37 tuần: thai chết lưu đủ tháng

Thai lưu là tình trạng thai nhi chết trong bụng mẹ trước khi được sinh ra

Những triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu thai chết lưu để có hướng xử lý kịp thời:

 Không còn hiện tượng thai máy: Từ sau tuần thứ 20 thai kỳ, thai bắt đầu máy, và mẹ là người cảm nhận rõ nhất những cử động của thai nhi. Nếu đột nhiên một ngày, mẹ không thấy em bé máy trong bụng mình nữa, rất có thể thai đã chết lưu trong tử cung mẹ.

 Chiều cao tử cung không tăng, thậm chí giảm: Ở mỗi lần khám thai định kỳ, mẹ sẽ được bác sĩ đo chiều cao của tử cung. Số đo này sẽ tăng tương ứng với số tuổi thai. Nhưng nếu chỉ số này không thay đổi hoặc giảm đi thì cần kiểm tra thai ngay.

 Giảm kích cỡ vòng 1: Ngực căng và tiết sữa là hiện tượng thường thấy ở hầu hết thai phụ. Nếu đột nhiên hiện tượng này biến mất thì có thể là dấu hiệu cần được kiểm tra thai.

 Ngoài ra, khi gặp tình trạng thai lưu, chị em sẽ thấy các triệu chứng như: Chảy máu hoặc chảy dịch sẫm màu ở âm đạo kèm cảm giác chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau lưng, sốt cao, mệt mỏi toàn thân

Nguyên nhân dẫn đến thai lưu

Trên thực tế có nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng thai chết lưu lại trong tử cung, cụ thể như sau:

 Về phía sản phụ

 Mẹ bầu mắc bệnh: Mẹ không khỏe thì bé khó mà phát triển tốt. Do đó khi sản phụ bị bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, phổi, tiểu đường, viêm nhiễm phụ khoa,… đều tác động không tốt tới thai nhi.

 Tử cung dị dạng: Khi tử cung mẹ bất thường do bẩm sinh hay chấn động, thương tổn từ các thủ thuật ngoại khoa phá thai trước đó đều khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển, đôi khi là chết lưu trong tử cung.

 Nhiễm độc thai nghén: Dù sản phụ bị nhiễm độc thai nghén ở mức độ nào cũng đều có thể gây ra thai chết lưu. Khi nhiễm độc thai nghén càng nặng thì khả năng thai chết lưu trong bụng càng cao.

 Yếu tố khác: Mang thai khi đã lớn tuổi, sản phụ bị béo phì, cơ thể suy nhược, làm việc nặng nhọc, quá sức,… là những lý do khiến thai chết lưu.

 Về phía thai nhi

 Thai nhi bị dị tật: Bẩm sinh trong bụng mẹ từ những tháng đầu đời thai đã bị phù rau thai, não úng thủy, vô sọ,… cũng khó có thể phát triển tiếp tục.

 Thai yếu, chậm phát triển: Không hấp thụ, tiếp thu không khí, các dưỡng chất từ cơ thể người mẹ khiến thai nhi chậm phát triển, cơ thể quá yếu nên rất có nguy cơ bị chết lưu.

 Rối loạn nhiễm sắc thể bất thường: Rối loạn nhiễm sắc thể thường do gen di truyền hoặc có sự đột biến trong quá trình thụ tinh, phát triển phôi thai thì cơ thể trẻ sinh ra bị dị tật rất cao hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.

 Một số yếu tố khác: Lượng nước ối bất thường quá nhiều hoặc quá ít, dây rốn bị chèn, bánh rau gặp trục trặc,…. cũng là lý do khiến thai chết lưu.

 NHẤN VÀO KHUNG CHAT BÊN DƯỚI để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn nhanh chóng.

Hình tư vấn bệnh online

Cần làm gì khi bị thai lưu?

Thai phụ nên đến những cơ sở uy tín để được các bác sĩ tư vấn xử lý thai lưu an toàn

Ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện thai lưu kể trên, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm Doppler để kiểm tra nhịp tim của thai nhi.

Thai lưu có cứu được không? Thai lưu là tình trạng thai đã mất nên không thể cứu được. Nếu xác định tình trạng thai lưu, bác sĩ sẽ đề xuất bạn phương án lấy thai ra sớm, chẳng hạn như kích thích chuyển dạ hay sinh mổ.

Thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm? Nếu thai lưu trong dạ con 3 – 4 tuần sẽ dễ gây rối loạn đông máu, dẫn tới nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi điều trị, bạn sẽ mất từ ​​6 – 8 tuần để hồi phục. Quá trình sổ nhau có thể kích hoạt các hormone sản xuất tuyến sữa và khiến bạn tiết sữa từ 7 đến 10 ngày. Thai lưu có thể khiến mẹ cực kỳ đau đớn nhưng đừng vì vậy mà bạn đổ lỗi cho bản thân

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hay muốn đặt lịch khám xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng  02822063333 hoặc đơn giản hơn là click vào bảng tư vấn ngay bên dưới, các bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho bạn.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng - đơn giản - thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại: 0282.206.3333

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa của chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp miễn phí và cho lời khuyên tốt nhất.

Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám trước, bạn vui lòng bấm vào ô tư vấn dưới đây

Hình tư vấn bệnh online

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.